logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 7 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Từ bất ổn tại Niger: Cạnh tranh nước lớn có thể đẩy Tây Phi bước vào một cuộc chiến tranh khu vực” (7/8/2023)

Từ bất ổn tại Niger: Cạnh tranh nước lớn có thể đẩy Tây Phi bước vào một cuộc chiến tranh khu vực” (7/8/2023)

Ngày phát hành 10:46 | 7/8/2023

Tây Phi đang ở bên bờ vực của một cuộc chiến tranh khu vực sau khi các quốc gia Senegal, Bờ Biển Nga, Bê- nanh (được sự hậu thuẫn của Pháp và Mỹ) và Buốc-ki-na Pha-sô, Mali và Ghi-nê (được sự hậu thuẫn của Nga và Iran) tuyên bố sẽ ủng hộ các bên đối lập và có thể sẽ tham chiến tại Niger. Trong bối cảnh ngày hôm qua (6/8), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố đã lên kế hoạch hành động quân sự tại Niger sau khi các nỗ lực trung gian thất bại, các diễn biến chính trị tại Niger trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Trong diễn biến mới nhất, lực lượng đảo chính quân sự liên tiếp tiến hành các động thái củng cố quyền lực và trấn áp chính trị, đẩy cao bầu không khí căng thẳng tại Niger. Theo giới phân tích, đằng sau cuộc đảo chính tại Niger và những diễn biến phức tạp hiện nay là cuộc đua tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ, phương Tây và Nga-Iran, khi mỗi bên đều hậu thuẫn cho các bên đối lập. Phóng viên Bá Thi, thường trú tại Ai cập theo dõi khu vực Trung Đông-châu Phi phân tích nội dung này.

Cạnh tranh nước lớn “phủ bóng” kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (27/9/2020)

Cạnh tranh nước lớn “phủ bóng” kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (27/9/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2020

Tuần này, Kỳ họp thứ 75 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khai mạc và diễn ra các phiên họp quan trọng theo hình thức trực tuyến, trong bối cảnh toàn cầu bị chia cắt bởi đại dịch Covid-19. Trong kỳ họp trực tuyến kéo dài 6 ngày chưa từng có trong lịch sử 75 năm của LHQ, bài phát biểu của các lãnh đạo thế giới đã nêu rõ mọi xung đột, khủng hoảng và chia rẽ trước một thế giới mà Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng “căng thẳng địa chính trị gia tăng” khiến nỗ lực hợp tác trong đối phó với khủng hoảng như đại dịch Covid-19 trở nên thất bại. Và quả thực, câu chuyện cạnh tranh, đối đầu nước lớn trở thành một trong những chủ đề bao trùm tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ năm nay.

Phân bổ vaccine Covid-19 và cuộc cạnh tranh nước lớn (5/8/2021)

Phân bổ vaccine Covid-19 và cuộc cạnh tranh nước lớn (5/8/2021)

Ngày phát hành 10:19 | 5/8/2021

Trước sự lây lan nguy hiểm của biến thể virus Delta, các quốc gia trên thế giới đang tăng tốc tiêm chủng vaccine Covid-19, coi đây là biện pháp duy nhất để có thể thoát khỏi vòng xoáy dịch bệnh. Nhưng bức tranh tiêm chủng đang có sự phân hóa rất rõ nét giữa một bên là các quốc gia giàu có và sở hữu vaccine với một bên là các nước nghèo, các nước đang phát triển phải vật lộn tìm kiếm nguồn cung vaccine để khống chế dịch bệnh. Thậm chí nhiều người còn dùng hình ảnh “Một hành tinh – Hai thế giới” để nói về câu chuyện phân bổ vaccine trên toàn cầu. Vaccine Covid-19 được xem là chìa khóa để các quốc gia thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng hơn thế, vaccine Covid-19 còn là một “vũ khí lợi hại” để các quốc gia gia tăng ảnh hưởng, làm “tăng nhiệt” cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn vốn đã rất nóng bỏng trong vài năm trở lại đây. Và một khi các nước lớn vẫn còn cạnh tranh “ngoại giao vaccine” thì sự phân bổ vaccine khó có thể đạt tới mục tiêu “công bằng” như nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi. BTV Đài TNVN trao đổi cùng Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao về mối liên hệ giữa phân bổ vaccine Covid-19 và cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.

Cạnh tranh nước lớn và dịch chuyển của bàn cờ địa chính trị thế giới (6/4/2021)

Cạnh tranh nước lớn và dịch chuyển của bàn cờ địa chính trị thế giới (6/4/2021)

Ngày phát hành 9:26 | 6/4/2021

Bất chấp đại dịch Covid-19 làm “đóng băng” nhiều hoạt động của đời sống xã hội thế giới, có thể thấy chỉ trong hơn hai tháng qua, môi trường ngoại giao quốc tế trở nên sôi động hơn. Mỹ và Trung Quốc vẫn là tâm điểm chú ý của thế giới. Với nhiều động thái, Mỹ làm "hồi sinh" các liên minh truyền thống vốn bị suy yếu trong 4 năm qua, Trung Quốc cũng tìm kiếm các đối tác, củng cố các mối quan hệ đối tác mới, thể hiện tham vọng “cầm trịch”trong các vấn đề toàn cầu... 3 tháng đầu năm 2021, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các trục đối trọng Mỹ - phương Tây với một bên là Nga-Trung càng gay gắt hơn. Cạnh tranh nước lớn đang diễn ra như thế nào, sự dịch chuyển tập hợp lực lượng hiện nay tác động đến tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương ra sao? Tác động của nó tới khu vực ASEAN và Việt Nam chúng ta như thế nào?

Cạnh tranh nước lớn đằng sau cuộc đảo chính tại Niger (Ngày 1/8/2023)

Cạnh tranh nước lớn đằng sau cuộc đảo chính tại Niger (Ngày 1/8/2023)

Ngày phát hành 10:5 | 2/8/2023

Tình hình tại đất nước Niger sau cuộc đảo chính hồi tuần trước đến nay vẫn đang thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế. Trong diễn biến mới nhất, lực lượng đảo chính quân sự liên tiếp tiến hành các động thái củng cố quyền lực và trấn áp chính trị, đẩy cao bầu không khí căng thẳng trên khắp cả nước. Theo giới phân tích, sở dĩ cuộc đảo chính tại một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới như Niger được chú ý đến như vậy bởi đằng sau đó là cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa phương Tây và Nga, từ đó tác động lớn tới an ninh khu vực.

Cạnh tranh nước lớn năm 2021 và những dự báo trong năm 2022 (31/12/2021)

Cạnh tranh nước lớn năm 2021 và những dự báo trong năm 2022 (31/12/2021)

Ngày phát hành 8:10 | 31/12/2021

Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2021 – năm thứ hai thế giới đối diện với rất nhiều khó khăn của dịch bệnh Covid-19. Nhưng dù các nhà lãnh đạo thế giới phải dồn tâm trí cho việc xử lý dịch Covid-19 cùng hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nước do hệ lụy của dịch bệnh, các hoạt động đối ngoại không vì thế mà kém sôi động. Có thể nói năm 2021 là năm tình hình địa chính trị thế giới có rất nhiều diễn biến đáng chú ý, trong đó cạnh tranh nước lớn thực sự có những thay đổi về chất. Nói đến cạnh tranh nước lớn, có thể thấy cặp quan hệ Mỹ - Trung vẫn giữ vai trò trung tâm, xoay quanh là những mối quan hệ liên minh, đối tác đan xen của cả hai bên nhằm tập hợp lực lượng cho cuộc đối đầu trực diện và quyết liệt hơn so với năm 2020.

COVID-19 tiếp tục hé lộ “góc khuất” trong cạnh tranh nước lớn” (9/4/2020)

COVID-19 tiếp tục hé lộ “góc khuất” trong cạnh tranh nước lớn” (9/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2020

Tổng thống Mỹ mới đây cảnh báo sẽ cắt viện trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì cách mà tổ chức này xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 thời gian qua. Sự tranh cãi đúng – sai về cách thức ứng phó với Covid-19 của WHO vẫn chưa có hồi kết. Nhiều người lo ngại, chỉ trích của ông Donald Trump nhằm vào WHO có thể gián tiếp kích hoạt vòng xoáy tranh cãi mới giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19, sau khi hai nước đã có những cuộc “đấu khẩu” gay gắt về nguồn gốc virus Sars-CoV-2 trước đây, khiến hoạt động của một tổ chức đa phương như WHO cũng mang bóng dáng của một cuộc cạnh tranh nước lớn.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
13h45-13h55 Ca nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: